Thuật ngữ Thế hệ Z

Thuật ngữ Thế hệ Z được sử dụng lần đầu tiên có thể là trong một bài báo Thời đại quảng cáo vào tháng 9 năm 2000 thảo luận về những thay đổi sẽ diễn ra trong giáo dục trong những năm tiếp theo khi nhóm nhân khẩu học này bước vào trường học[2]. Các tên khác được đề xuất cho thế hệ này bao gồm iGeneration, Gen Tech, Gen Wii, Homeland Generation, Net Gen, Digital Natives, Plurals và Zoomers[3]. Trung tâm nghiên cứu Pew đã khảo sát những cái tên khác cho nhóm nhân khẩu học cụ thể này trên Google Xu hướng năm 2019 và thấy rằng ở Mỹ, thuật ngữ 'Thế hệ Z' là từ phổ biến nhất cho đến nay, phổ biến đến mức cả hai từ điển Merriam Webster và Oxford lập nó thành từ ngữ chính thức để chỉ thế hệ này[4]. Theo Từ điển Merriam Webster, Zoomer được sử dụng như biệt danh cho các thành viên của Thế hệ Z có năm sinh nhỏ nhất từ 2016, nhưng vẫn chưa được sử dụng rộng rãi để có thể lập thành từ ngữ chính thức cho từ điển từ tháng 1 năm 2020[5].

Một nghiên cứu năm 2016 được thực hiện bởi Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ và Trung tâm Nghiên cứu Pew đã sử dụng thuật ngữ “Hậu Millennials”[6].

Trong một bài viết năm 2016 trên tờ The Australian, Helen Rumbelow nói rằng Thế hệ hoa tuyết (Generation Snowflake) đã bắt đầu như một thuật ngữ ở Hoa Kỳ. Theo Rumbelow, một số cha mẹ đã ấp ủ đứa con của mình như là “những hoa tuyết nhỏ quý giá”, mỗi người đều giống nhau nhưng cũng là duy nhất, hoặc “mọi người đều đặc biệt”[7]. Thuật ngữ “thế hệ hoa tuyết” là một trong các từ của năm của từ điển Collins vào năm 2016. Collins định nghĩa thuật ngữ này là "những người trẻ tuổi (khoảng 20 tuổi) của những năm 2010, được xem là ít kiên cường hơn và dễ tự ái hơn các thế hệ trước."[8]

Cơ quan thống kê Canada đã lưu ý rằng nhóm này đôi khi được gọi là thế hệ Internet, vì đây là thế hệ đầu tiên được sinh ra sau khi Internet trở nên phổ biến[9].

Tại Nhật Bản, nhóm thế hệ này được mô tả là Neo-Digital Natives, một bước vượt xa so với nhóm thế hệ trước - những người được mô tả là "Người bản địa kỹ thuật số". Người bản địa kỹ thuật số chủ yếu giao tiếp bằng văn bản hoặc giọng nói, trong khi Neo-Digital Natives sử dụng video, điện thoại video và phim. Điều này nhấn mạnh sự chuyển đổi từ PC sang di động và chuyển văn bản sang video trong dân số kỹ thuật số mới (neo-digital).[10][11]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thế hệ Z http://www.theaustralian.com.au/news/world/the-tim... http://www.collinsdictionary.com/word-lovers-blog/... http://genhq.com/wp-content/uploads/2016/01/iGen-G... http://jasondorsey.com/tedx-talk-igen-gen-z/ http://www.jwt.com/blog/consumer_insights/meet-gen... http://usatoday30.usatoday.com/money/advertising/s... http://usatoday30.usatoday.com/news/opinion/forum/... http://education.cu-portland.edu/blog/tech-ed/shou... http://www.northeastern.edu/news/2014/11/generatio... http://fr.slideshare.net/sparksandhoney/generation...